3 kỹ năng để thành nhà lãnh đạo xuất sắc trong năm

Hãy trao quyền cho nhân viên để họ có điều kiện tiến bộ hơn. Hãy đặt câu hỏi, lắng nghe và giúp họ tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để giải quyết

Đối diện với thực tế đó, nhiều nhà lãnh đạo có thể hoang mang khi tìm cách chọn cho mình một phong cách quản trị phù hợp nhất. Tuy nhiên, theo Mellisa Lamson, thực ra chỉ có 3 kỹ năng cốt lõi cần có để trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc:


1. Quản lý linh hoạt

Những nhà lãnh đạo xuất sắc có thể đánh giá khả năng làm việc và phát triển của nhân viên theo những cách khác nhau. Họ nhìn vào đội ngũ của mình, thông qua đặc thù văn hóa, thậm chí cả giới tính để xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất nhằm hỗ trợ và thúc đẩy từng cá nhân.

Ví dụ, nếu một thành viên trong đội đến từ Nhật Bản hoặc Mexico – những quốc gia thường có hệ thống phân cấp rõ ràng trong môi trường làm việc, nhà lãnh đạo giỏi sẽ biết rằng nên hỏi xem người này có cần được hỗ trợ gì không. Bởi lẽ, họ đến từ những nền văn hóa mà việc đề xuất sự hỗ trợ từ cấp trên là một điều gì đó rất thiếu tôn trọng.

Còn nếu có một thành viên trong nhóm/công ty đến từ những quốc gia như Mỹ hoặc Pháp, nhiều khả năng họ từng làm việc ở những môi trường có đặc trưng văn hóa rất phẳng và mở. Nghĩa là họ đã quen với việc mỗi cá nhân trong đội ngũ đều phải có được sự tự chủ cao.

2. Tạo nên văn hóa phản hồi

Đưa ra phản hồi, đặc biệt là những phản hồi tiêu cực, là một trong những phần việc khó khăn nhất của lãnh đạo. Bởi vì họ không muốn làm cho nhân viên cảm thấy khó chịu, bị tổn thương và từ đó gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ.

Tuy nhiên, hãy tạo ra một văn hóa phản hồi và xem nó như một điều tích cực cho các cá nhân lẫn tổ chức chứ không phải là một điều gì đó đáng sợ. Hãy thường xuyên đưa ra những phản hồi tích cực và cả những phản hồi mang tính xây dựng.

Cần lưu ý 2 điều rằng: phải cho người nhận phản hồi thấy được mục đích rõ ràng của bạn (giúp họ cải thiện hình ảnh, tiến bộ hơn, tránh rắc rối nào đó…), và không nói về những điều dựa vào tin đồn hay cảm xúc, mà chỉ căn cứ vào những sự kiện thực tế.

3. Trở thành một chuyên gia khai vấn (coach)

Hãy trao quyền cho nhân viên để họ có điều kiện tiến bộ hơn. Hãy đặt câu hỏi, lắng nghe và giúp họ tìm ra những giải pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề.

Mô hình khai vấn GROW (Goals, Reality, Options, Will – Những mục tiêu, Thực tế, Những sự lựa chọn và Những điều sẽ làm) sẽ giúp một cá nhân “tinh lọc” lại những mục tiêu của mình, xác định tình hình hiện tại, khám phá ra những lựa chọn khác nhau và sau đó cam kết về một hành động cụ thể.

Những người được khai vấn sẽ tự đưa ra câu trả lời và giải pháp, vì thế sẽ cho thấy sự tham gia nhiều hơn và đưa ra cam kết mạnh mẽ hơn. Điều này tốt hơn việc người khác đưa ra lời khuyên cho họ.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *