Thắc mắc: Làm sao đánh giá đúng năng lực nhân viên?
Lắng nghe nhân viên, để nhân viên tham gia xây dựng công tác quản lý hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ làm nhân viên cảm thấy
1. Tiêu chí đánh giá năng lực
Nhà quản lý cần lựa chọn cho mình một tiêu chí rõ ràng để làm cột mốc đánh giá nhân viên. Đánh giá đúng năng lực của nhân viên là con đường ngắn nhất giúp nhà quản lý đặt nhân viên của mình vào đúng vị trí, từ đó giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình để lao động với hiệu quả công việc cao nhất. Tiêu chí đánh giá cần đảm bảo được tính đo lường và rõ ràng, tránh các tiêu chí chung chung, mơ hồ.
Tiêu chí đánh giá nhân viên bắt buộc phải gắn liền với công việc và nhiệm vụ nhân viên đảm nhận, đồng thời đó cũng là mục tiêu mà cơ quan/ tổ chức hướng tới.
Tiêu chí đánh giá nhân viên nên được thiết lập ngay từ đầu, và cần duy trì được sự cố định, rõ ràng. Tuy nhiên, sự mới mẻ và thách thức đôi khi cũng cần được đề cao –nhà quản lý có thể điều chỉnh tiêu chí đánh giá để tạo sự cố gắng cho nhân viên.
2. Sát sao với công việc của nhân viên
Có rất nhiều trường hợp, kết quả đánh giá của cấp quản lý với nhân viên khác với kết quả tự đánh giá của nhân viên, vì vậy nhà quản lý cần dành thời gian quan sát hoạt động của nhân viên, hiểu rõ những việc nhân viên đã làm tốt và cả những việc chưa hoàn thành, một khi nắm vững những việc trên nhà quản lý sẽ có được những cách đánh giá nhân viên khiến họ tâm phục khẩu phục.
Đặc biệt, đối với những sai sót của nhân viên, lãnh đạo nên lập tức có những điều chỉnh, định hướng hợp lý tránh những sai sót tương tự.
3. Đối thoại thẳng thắn
Nhiều người cho rằng, việc mình ở một cương vị cao hơn thì việc đối thoại và dành thời gian cho nhân viên là một điều không nên làm. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Đối thoại thẳng thắn, trực tiếp với nhiên là phương thức tốt để nhà quản lý đưa ra các thông điệp một cách hữu hiệu, đây là cách giúp lãnh đạo có được cái nhìn toàn diện về mối quan hệ giữa các nhân viên để điều chỉnh văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
Lắng nghe nhân viên, để nhân viên tham gia xây dựng công tác quản lý hoàn toàn không làm giảm uy tín của nhà quản lý mà trái lại sẽ làm nhân viên cảm thấy yên tâm, kính phục cấp trên của mình hơn.
4. Đánh giá dựa trên cái nhìn đa chiều
Muốn đánh giá đúng năng lực của nhân viên, lãnh đạo cần tuân thủ một nguyên tắc – đó là không nên dựa vào những cái nhìn cá nhân một chiều. Nhà quản lý cần có một cái nhìn đa chiều, nhiều khía cạnh và khách quan đối với nhân viên của mình. Việc nhân viên đáp ứng được yêu cầu các dự án đúng hạn với chất lượng và hiệu quả công việc cao, cùng với sự tôn trọng kỷ luật quan trọng hơn rất nhiều so với những tin đồn hay sự suy đoán về cuộc sống cá nhân hay những thông tin khiếu nại vô căn cứ.
Leave a Reply