Cách tạo ấn tượng trong thuyết trình cần quan tâm
Một giọng nói ấm áp, truyền cảm, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn muốn trở thành một nhà thuyết trình
Để thu hút và tạo ấn tượng trong thuyết trình trước đám đông hay với khách hàng, bạn chỉ 4 phút cho phần mở đầu hoàn hảo. “Đầu xuôi thì đuôi lọt”, mở đầu tốt coi như bạn đã thành công một nửa.
Gây ấn tượng từ màn mở đầu của bài thuyết trình
Vậy làm thế nào để chỉ trong 4 phút ngắn ngủi, bạn có thể thu hút được khách hàng tham gia vào bài thuyết trình của mình? Sau đây là 6 bí quyết sẽ giúp bạn thực hiện được phần nào những mong muốn đó.
Tạo Ấn Tượng Trong Thuyết Trình
Mở bài bằng một tình huống gây sốc
Tôi đã từng tham dự các buổi thuyết trình giới thiệu sản phẩm của một công ty kinh doanh. Thay vì đi vào chủ đề một cách thông thường, người chủ trì hôm đó đã tặng cho 3 người tham gia mỗi người một phong bì chứa 100 ngàn. Tất cả mọi người đều bất ngờ và hoàn toàn không hiểu điều gì đang xảy ra. Người chủ trì buổi giới thiệu chậm dãi đặt vấn đề: Các bạn có mong muốn kiếm tiền dễ như 3 vị khách vừa rồi không? Ngày hôm nay tôi sẽ mang đến cho bạn cơ hội kiếm tiền nhanh hơn và nhiều hơn thế nữa cho bạn.
Việc mở đầu bài thuyết trình bằng một tình huống gây sốc là cách thức tạo ấn tượng trong thuyết trình. Những tình huống gây sốc đó sẽ khiến khách hàng bất ngờ và bị thu hút vào bài thuyết trình của bạn. Tuy nhiên, bạn không nên gây ra những tình huống quá sốc điều đó gây phản cảm cho người nghe.
Đưa ra các con số thống kê
“Trăm nghe không bằng một thấy”, “Nói có sách, mách có chứng” là những câu “kinh điển” được ông cha ta đúc kết từ ngàn đời nay. Để thuyết phục người nghe không còn cách nào tốt hơn là đưa ra những con số thống kê cụ thể cho họ.
Ví dụ, để thuyết phục khách hàng lựa chọn hình thức học đào tạo nhân sự trực tuyến, bạn hãy mở đầu bài thuyết trình của mình bằng các con số nghiên cứu cụ thể: giảm đến 70% chi phí đào tạo cho doanh nghiệp, tiết kiệm hơn 60% thời gian học tập, tăng năng xuất làm việc cho nhân viên lên 25%.
Kể một câu chuyện hay tình huống hài hước
Có một biểu hiện tâm lý bạn cần biết – cho dù là người lớn nhưng ai cũng thích nghe kể chuyện hay được xem một tình huống hài hước nào đó. Hãy để người nghe được thỏa mãn mong muốn của họ. Nếu đó là một buổi thuyết trình về kinh doanh hãy kể câu chuyện về một khách hàng đã sử dụng các sản phẩm của bạn và họ cảm nhận tốt như thế nào.
Để thu hút được người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng các biện pháp diễn hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm ví dụ cho tình huống hài hước. Tuy nhiên, nếu bạn không có năng khiếu gây cười thì hãy tránh xa cách thức này.
“Chiếm” lấy trái tim người nghe
Larry King, một chuyên gia thuyết trình nổi tiếng đài CNN, thường sử dụng phương pháp này. Trong nhiều buổi thuyết trình, thay vì bắt đầu bằng tác phong trang trọng và ông lại bắt đầu bằng cách nói lên cảm nhận của mình khi đến với chương trình này. Lời chia sẻ chân tình từ ông đã kéo người nghe lại gần, đồng cảm và kết thúc buổi thuyết trình là những tràng pháo tay nồng nhiệt.
Những cảm xúc, tâm sự chia sẽ chân thành về một sự kiện là một đòn bẩy tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim người nghe. Nhưng bạn phải nhớ, đó phải là cảm xúc thật, đừng đóng kịch để đánh lừa người nghe vì như vậy đôi khi sẽ phản tác dụng.
Cách Tạo Ấn Tượng Trong Thuyết Trình
Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp nhất
Một giọng nói ấm áp, truyền cảm, giàu sinh khí và một tác phong chuyên nghiệp cũng là một lợi thế tuyệt vời nếu bạn muốn trở thành một nhà thuyết trình chuyên nghiệp. Bạn đã bao giờ quan sát các chuyên gia diễn thuyết, Obama hay Steven Job thuyết trình chưa? Bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt trong phong cách mở đâu bài nói của họ. Tất nhiên, giọng nói là do thiên phú nhưng bạn hoàn toàn vẫn có thể rèn luyện bên cạnh việc hàng ngày hoàn thiện tác phong chuyên nghiệp của mình.
Những câu hỏi bất ngờ
Hay luôn nhớ rằng khách hàng luôn mang trong mình tâm lý của một đứa trẻ bởi tính tò mò. Việc bạn mở đầu bài thuyết trình bằng một câu hỏi sẽ có tác dụng kích thích tư duy và trí tưởng tượng của họ. Thực tế các nhà thuyết trình chuyên nghiệp rất hay sử dụng phương pháp này trong bài thuyết trình của họ.
Những câu hỏi đưa ra không nhất thiết phải là câu hỏi khó mang tính đánh đố mà nên đơn giản, hài hước và tập trung vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ: Hôm nay quý vị thấy thời tiết như thế nào?, Theo quý vị trên thị trường có các sản phẩm nào tích hợp tính năng 3 trong 1 ?
Leave a Reply