10 phẩm chất của nhà lãnh đạo tốt nhất

Nam danh ca opera Mỹ nổi tiếng Robert Brault nói rằng: “Uy tín thể hiện ở chỗ mọi người thích bạn, nhưng nó được chứng minh nhiều hơn khi họ thích chính

Người ta thường mô tả lãnh đạo dễ mến là người có chỉ số thông minh cảm xúc cao, dễ tiếp cận, hài hước, và luôn nghĩ tích cực. Một nghiên cứu của TalentSmart trên hơn 1 triệu người cho thấy những người lãnh đạo có các phẩm chất trên không những gây được thiện cảm mà còn làm việc tốt hơn rõ rệt so với những người khác.


Dưới đây là 10 phẩm chất mà các nhà lãnh đạo có chỉ số thông minh cảm xúc cao tích lũy để trở thành một người lãnh đạo “dễ mến”.

1. Tạo sự gắn kết cá nhân

Ngay cả trong một căn phòng đông người, nhà lãnh đạo giỏi cũng có thể khiến người đối diện có cảm giác như đang nói chuyện 1-1 và cảm thấy mình là người duy nhất quan trọng trong căn phòng. Những lãnh đạo dễ mến giao tiếp một cách cá nhân và đầy xúc cảm.

2. Dễ tiếp cận

Người lãnh đạo dễ mến tin rằng tất cả mọi người, không phân biệt cấp bậc hay năng lực, đều xứng đáng nhận được thời gian và sự quan tâm của người khác. Họ khiến người đối diện cảm thấy và tin tưởng rằng mình có giá trị thực sự.

3. Khiêm tốn

Không gì giết chết thiện cảm nhanh bằng sự kiêu ngạo. Những lãnh đạo dễ mến không hành xử như thể họ giỏi hơn bạn, bởi họ không hề nghĩ như vậy. Thay vì nghĩ rằng địa vị của mình thể hiện uy danh, họ coi vị trí lãnh đạo mang lại cho họ trách nhiệm phục vụ những người làm việc cho họ.

4. Suy nghĩ tích cực

Những lãnh đạo dễ mến luôn duy trì một thái độ sống tích cực, và điều này thể hiện ở cách họ miêu tả mọi thứ. Họ không “phải” thuyết trình trước ban lãnh đạo, mà họ “được” chia sẻ tầm nhìn và ý tưởng. Họ không “phải” đi tham quan nhà máy, mà họ “được” gặp gỡ và thăm hỏi những người làm nên sản phẩm của công ty. Họ không “phải” ăn kiêng, mà họ “được” trải nghiệm lợi ích của việc ăn uống lành mạnh. Ngay cả trong tình huống tiêu cực nhất, những nhà lãnh đạo tài ba cũng mang trong mình hy vọng về tương lai.

5. Kiên định

Người lãnh đạo dễ mến coi thành công và thất bại là lẽ thường tình. Họ không kiêu căng tự đánh bóng bản thân, cũng không hoang mang khi gặp sai lầm. Họ tận hưởng chiến thắng nhưng không để sự tự mãn len lỏi vào tâm trí. Họ sẵn sàng chấp nhận thất bại nhưng không lún sâu vào đau buồn, thay vào đó, họ học hỏi từ những điều đã trải qua và tiến về phía trước.

6. Hào phóng

Có một số vị sếp không chia sẻ toàn bộ nguồn lực cần thiết cho nhân viên, bởi họ sợ bị lu mờ nếu nhân viên tỏa sáng. Nhưng lãnh đạo giỏi thì ngược lại, họ luôn hào phóng cho đi những thông tin họ biết, và những nguồn lực họ có. Hơn tất cả, họ muốn cấp dưới làm tốt nhiệm vụ, bởi họ hiểu rằng đó là việc một người lãnh đạo phải làm, và họ không bao giờ lo sợ thành công của cấp dưới làm họ xấu đi trong mắt người khác, bởi họ tin rằng cấp dưới thành công tức là họ đã thành công.

7. Thể hiện sự ngay thẳng

Người lãnh đạo dễ mến khơi gợi niềm tin và sự ngưỡng mộ qua hành động chứ không chỉ là lời nói. Nhiều người cho rằng sự liêm khiết là điều quan trọng, nhưng chỉ những lãnh đạo giỏi mới thể hiện điều đó hàng ngày. Ngay cả những nhà lãnh đạo lịch thiệp nhất cũng không thể được yêu quý nếu không thực sự ngay thẳng.

8. Hiểu con người

Các nhà lãnh đạo tài năng có thể “đọc vị” con người giống như đọc một cuốn sách, bởi sự giao tiếp không lời thường quan trọng hơn lời nói. Họ để tâm đến biểu hiện trên khuôn mặt, ngôn ngữ cơ thể, và giọng điệu của người đối diện để nhận biết suy nghĩ của người đó. Nói cách khác, họ có nhận thức xã hội tốt, một kỹ năng EQ rất quan trọng.

9. Coi trọng tiềm năng

Nam danh ca opera Mỹ nổi tiếng Robert Brault nói rằng: “Uy tín thể hiện ở chỗ mọi người thích bạn, nhưng nó được chứng minh nhiều hơn khi họ thích chính bản thân mình khi ở bên bạn”. Những lãnh đạo dễ gây thiện cảm không những nhìn nhận điểm mạnh ở người khác, mà họ còn khiến những người xung quanh cũng nhìn nhận điều đó.

10. Có tố chất riêng

Theo tiểu thuyết gia Mỹ Daniel Quinn, “Sự lôi cuốn chỉ giúp thu hút sự chú ý. Nhưng khi bạn đã được chú ý, bạn phải nghĩ ra cái gì đó để nói”.

Nhà lãnh đạo giỏi hiểu rằng kiến thức và chuyên môn của họ rất quan trọng để làm nên thành công cho những người làm việc cho họ. Vì vậy, họ thường xuyên kết nối với mọi người để chia sẻ những kiến thức đó (trái ngược với những câu chuyện xã giao hời hợt), họ không tự đề cao bản thân hay cố trở thành một người khác.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *