Khen chê nhân viên như thế nào để có hiệu quả nhất?
Một khi bạn đã giải thích người ta làm sai cái gì thì hãy giải thích bạn cảm thấy thế nào về điều đó – giận, khó chịu, thất vọng hay một cảm giác khác.
1. Khen ngợi chân thành và nghiêm túc
Nhà quản trị nhân sự khôn khéo áp dụng kỹ thuật khen ngợi gồm ba phần cơ bản:
a) Khen ngay lập tức
Đừng để dành lời khen đó, luôn luôn khen nhân viên đúng lúc họ làm tốt. Dù với bạn, những kết quả ban đầu của nhân viên đó chưa phải nổi bật nhưng thử nghĩ xem, việc dành một lời khen như “Cậu đang đi đúng hướng, hãy phát huy nhé”, chắc hẳn nhân viên của bạn sẽ có 200% động lực thực hiện tiếp công việc của mình
b) Khen cụ thể
Ai cũng muốn được đối xử tốt nhưng người ta cảm thấy thích nhất khi được nói chính xác là đã làm tốt cái gì. Điều đó chắc chắn rồi. Mỗi một dự án, kế hoạch được triển khai và kết thúc tốt đẹp, luôn luôn có một ai đó đóng vai trò quan trọng nhất. Đó có thể là người gắn trách nhiệm nhiều nhất, hoặc là người có sáng tạo nhất. Và thực tế, không phải bao giờ Team Leader (trưởng nhóm) mới là người đáng được khen mà có thể là những thành viên khác nữa. Lời khen cụ thể cho nhân viên tạo cho họ phấn khích hơn rất nhiều.
c) Chia sẻ tình cảm
Không phải là những gì bạn nghĩ mà là những gì bạn cảm thấy, hãy khen ngợi nhân viên một cách chân thành. Trong vô vàn những lời khen thì nhân viên luôn cảm thấy vui vẻ nhất chính là sếp hiểu và đánh giá rất cụ thể về công việc của mình. Một ví dụ nhé “Tháng này nhân viên của cậu có doanh số kinh doanh vượt bậc, cậu đang quản lý nhân viên của mình tốt đấy! ”. Đó cũng là một lời khen, nhưng nó cho thấy sự quan tâm từ lãnh đạo công ty.
2. Khiển trách cũng cần nghệ thuật
Nhà quản trị nhân sự giỏi phải biết sửa chữa những điều sai trái của nhân viên để tạo nên những kết quả tích cực. Có bốn quy tắc để khiển trách hiệu quả:
a) Khiển trách ngay
khiển trách ngay khi nhân viên làm sai. Đừng gom các lời khiển trách đó lại rồi “làm một lượt”. Điều này sẽ khiến nhân viên của bạn cảm thấy áp lực tự ti thậm chí cúa suy nghĩ tiêu cực
b) Khiển trách cụ thể
Đừng nói chung chung “Anh làm tôi muốn khùng lên…”. Hãy chỉ rõ những sai phạm, thiếu sót để nhân viên của bạn biết đường sửa chữa, có như vậy nhân viên mới tiến bộ được.
c) Chia sẻ tình cảm
Một khi bạn đã giải thích người ta làm sai cái gì thì hãy giải thích bạn cảm thấy thế nào về điều đó – giận, khó chịu, thất vọng hay một cảm giác khác.
d) Nói cho người ta biết họ tốt thế nào
Vừa đấm vừa xoa có lẽ là bí kíp nằm lòng của mọi nhà quản trị. Hãy chấm dứt lời khiển trách bằng cách nói với nhân viên rằng thái độ mà bạn đang phê phán không phải là thái độ mà bạn thường thấy ở họ và lại càng không phải thái độ mà bạn mong muốn trong tương lai. Hành vi sai trái đó chỉ là hiện tượng nhất thời. Về bản chất, họ là những nhân viên tốt. Có như thế, bạn mới có thể hướng sự chú ý của người bị khiển trách vào những điều họ đã làm sai, chứ không chú ý vào cách bạn đã đối xử với người đó như thế nào. Điều này cũng động viên nhân viên bạn cố gắng nhiều hơn nữa.
Trên đây là những gợi ý về các tố chất cơ bản cần có của người quản lý nhân sự. Để thành công không chỉ không ngừng học tập vun đắp kinh nghiệm, kỹ năng và nghiệp vụ mà còn phải trau dồi đạo đức tinh thần của chuyên viên nhân sự.
Leave a Reply